Ăn uống quân bình

Ăn uống với LÒNG BIẾT ƠN – Thực phẩm sẽ chuyển hóa thành thuốc

Ngày đăng:07/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1612
0
TÂM TRÍ KHI ĂN
Tình trạng của tâm trí ta trong lúc ăn quan trọng hơn ta tưởng nhiều. Thức ăn ảnh hưởng đến bạn một cách khác nhau nếu như bạn ăn một cách vui vẻ, ăn trong hạnh phúc, hay là bạn ăn trong buồn rầu và lo lắng.
Tâm trí bạn đặt vào bữa ăn quyết định giá trị dinh dưỡng bạn nhận được
Nếu bạn ăn trong một tâm trạng lo lắng, thế thì ngay cả những thức ăn tốt nhất cũng sẽ có tác dụng có hại. Và nếu như bạn ăn với sự vui sướng thì đôi khi ngay cả chất độc có lẽ cũng không thể có tác động xấu lên bạn một cách hoàn toàn. Điều này là rất có thể. Vì thế, bạn ăn trong tình trạng tâm trí như thế nào mới là quan trọng.
 
THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SỢ HÃI
Tại Liên Xô, có một nhà tâm lý học vĩ đại là Pavlop. Ông ta làm một số thí nghiệm trên thú vật và đã đi đến những kết luận rất đáng ngạc nhiên. Ông ta thí nghiệm trên một số chó mèo. Ông cho mèo ăn và rồi theo dõi qua máy X quang để xem những gì xảy ra trong dạ dày con mèo sau khi cho nó ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày, ngay lập tức dạ dày tiết ra các thứ dịch tiêu hóa. Cùng lúc đó, người ta đem tới một con chó đặt lên ở cửa sổ căn phòng nơi có con mèo. Khi chó sủa, con mèo trở nên sợ hãi và màn hình X quang cho thấy sự tiết dịch tiêu hóa bên trong bị ngưng hẳn. Dạ dày đóng lại. Nó co lại. Rồi người ta đem con chó đi khỏi, thế nhưng sau 6 giờ tiếp theo, dạ dày vẫn trong tình trạng cũ. Quá trình tiêu hóa thức ăn không thể khởi đầu trở lại, và thức ăn vẫn không được tiêu hóa trong dạ dày trong suốt 6 giờ. Sau 6 giờ sau, khi dạ dày bắt đầu tiết dịch tiêu hóa trở lại thì thức ăn đã không còn ở trong tình trạng có thể tiêu hóa được nữa, nó đã trở nên đặc và khó tiêu hơn.
Khi tâm trí con mèo lo lắng và căng thẳng vì sự có mặt của con chó, dạ dày sẽ ngưng làm cái công việc của nó. Thế còn tình trạng của ta ra sao? Chúng ta sống trong lo lắng cả 24 giờ trong một ngày. Quả là kỳ diệu vì làm thế nào mà thực phẩm ta ăn vào vẫn được tiêu hóa, làm thế nào mà sự sinh tồn vẫn quản lý nó thay cho ta! Chúng ta không có ý định để tiêu hóa nó. Thật quả là kỳ diệu vì làm thế nào mà thức ăn vẫn được tiêu hóa. Và làm thế nào mà ta vẫn còn tồn tại được. Đây cũng là điều kỳ diệu nữa! Tình trạng tâm trí của ta phải thấy biết ơn và cảm thấy hạnh phúc.
 
BỮA ĂN GIA ĐÌNH NÊN LÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CẦU NGUYỆN VÀ YÊU THƯƠNG
Nhưng trong căn hộ của ta, bàn ăn tối ở trong tình trạng ảm đạm nhất. Người vợ chờ cả ngày để đợi chồng về nhà ăn tối và rồi tất cả những cảm xúc bệnh hoạn mà bà ta thu thập trong hai mươi bốn giờ bùng nổ ra ngay khi người chồng sắp bắt đầu ăn. Bà ta không biết rằng bà ta đang làm công việc của một kẻ thù. Bà không biết rằng bà đang dọn chất độc lên đĩa ăn cho chồng.

Người chồng cũng căng thẳng và lo lắng sau cả ngày làm việc – ông ta tọng đại thức ăn vào bụng rồi rời bàn ăn. Ông ta chẳng có ý niệm gì về cái hành động mà ông ta vừa hoàn tất một cách vội vã rồi vội vã bỏ đi mà đáng lẽ ra, phải nên là một hành động của một người cầu nguyện. Đó không phải là một hành động mà người ta có thể tiến hành một cách vội vã. Người ta nên làm việc đó theo cách thức giống như là một người đang bước vào đền thờ, hoặc giống như người đang quỳ gối cầu nguyện, hoặc như là ai đó đang ngồi chơi đàn, hoặc như ai đó đang hát cho người mình yêu. Hành động ăn này thậm chí còn quan trọng hơn nữa: ông ta đang cung cấp thực phẩm vào cơ thể. Người ta phải nên làm điều này trong một tình trạng hạnh phúc bao la.
Việc ăn uống phải nên là một hành động của yêu thương và cầu nguyện

XÂY DỰNG LÒNG BIẾT ƠN
Trước và sau khi ăn phải tỏ lòng biết ơn sự “hy sinh” của thức ăn. Giáo sư OHSAWA dạy một bài “thực niệm” khi ăn như sau
“Thức ăn là sự sống
Thức ăn là thần linh
Chúng ta là thức Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ
Nhai cho thật nhỏ, đấy là sức khỏe
Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ, đấy là hạnh phúc”
Vì sao cần xây dựng Lòng biết ơn?

Bạn nên bắt đầu bữa ăn với lòng biết ơn. Biết ơn người nấu bữa cơm này, biết ơn những người đã trồng gạo, lúa. Biết ơn vô vàn điều kiện hội tụ để bạn có bữa cơm ngày hôm nay. Lòng biết ơn giúp bạn trân trọng những gì đang có, hạnh phúc với thực tại, với những người đang có mặt cùng bạn trong bữa cơm này.
 
Lòng biết ơn giúp bạn để lại những khó khăn, vất vả, những điều bất thuận, hay những vấn đề còn chưa được giải quyết. Các cụ có nói “trời đánh tránh bữa ăn” có nghĩa, khi ngồi vào mâm cơm rồi, thì bạn nên buông bỏ mọi thứ ra, để hoàn toàn tập trung và tận hưởng bữa ăn 100%
 
Về mặt sinh lý học, thì cơ thể bạn đang tiếp nhận những yếu tố mới vào cơ thể, gạo, rau, nước canh, đậu đỗ,…khi bạn mở lòng, vui vẻ đón nhận các thực phẩm này, bày tỏ sự kính trọng với chúng, giống như bạn đón một vị khách vào nhà, thì những vị khách này sẽ vui vẻ, hoan hỷ, để “chui vào bụng”. Ngược lại, nếu không vui, chê bai, bài xích, khó chịu thì thực phẩm biến thành thuốc độc, chúng sẽ công phá lại cơ thể của bạn.
 
Khi càng có lòng biết ơn thì bạn sẽ càng vui vẻ, và mọi thứ tốt đẹp càng đến với bạn nhiều hơn. Càng mến khách thì khách đến nhà. Lòng biết ơn càng rộng thì trí tuệ bạn càng tăng trưởng. Nếu bạn biết ơn cả đất trời, tổ tiên, những người xa nhất thì tâm hồn bạn càng rộng mở, niềm vui của bạn càng nhân lên. Người thấy khổ vì chỉ khi ăn miếng cơm đúng với sở thích thì họ mới vui, nhưng người hạnh phúc thì họ thấy vui cho dù ăn thứ gì, vì họ vui bởi những thứ vượt trên cả miếng ăn. Nếu ngồi vào bữa cơm, bạn biết ơn những người trồng gạo, người nấu, thời tiết, mưa thuận gió hòa, gia đình,… vô vàn điều kiện hội tụ lại mới có bữa cơm này, thì bát cơm như thế nào bạn cũng vui được, vì nó chỉ là một yếu tố nhỏ trong vô vàn các yếu tố hình thành nên bữa cơm. Tâm trạng của bạn quyết định bữa ăn đó vui ở cấp độ nào. Và niềm vui bắt đầu bằng sự bày tỏ lòng biết ơn.
Biết ơn ngay cả khi khó khăn và thách thức
Bạn có thể biết ơn cả những khó khăn, những chướng ngại bạn đang gặp, bệnh tật, thiếu tốn tiền bạc, chướng ngại trên đường đời,…. Khi bạn biết ơn mọi khó khăn này, thì chúng không thành khó khăn nữa, mà thành những người thầy, thành bài học, thành cơ hội, thành động lực để bạn trưởng thành, tăng trưởng trí tuệ, gia tăng thêm ý chí. Bạn có thể biến mọi thách thức thành bàn đạp để nâng tầm và trưởng thành thông qua lòng biết ơn.
 
THỰC HÀNH THÀNH BẢN CHẤT
Ban đầu bạn cần thực hành để quen thuộc, xong khi thực hành nhiều sẽ thành bản chất và lòng biết ơn trở thành sự tự phát. Lòng biết ơn cuộc sống sẽ đi theo bạn ra ngoài bữa ăn.  Những việc hàng ngày, những người bạn giao tiếp, những hành xử của người khác đều được bạn đón nhận, chuyển hóa và biến thành nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn và trí tuệ.
 
Không gì làm bạn buồn, lo lắng, khi bạn có thể biết ơn mọi chuyện, khó khăn, nghịch cảnh, phản bội, thất bại,… Khi thất bại cũng quý giá như thành công, xếp hạng bét mà bạn vẫn vui sướng như hạng nhất, thì không ai có thể làm bạn bị tổn thương, không có khó khăn nào ngăn cản bước chân của bạn được.
Khi đó cuộc sống của bạn mọi nơi, mọi lúc đều là phúc lạc.
Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng