33 câu hỏi đáp thực dưỡng

Câu hỏi 27: Cách áp khăn gừng nóng, dán cao khoai sọ?

Ngày đăng:26/02/2024
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1817
12

Giải đáp câu hỏi số 27

ÁP GẠC GỪNG NÓNG (GINGER COMPRESS)


Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi thận, suyễn, làm giảm viêm sưng các cơ quan, làm tan những chất dư thừa ứ đọng, làm giảm tê cóng, giảm ngứa. Nói chung sức nóng làm giãn nở mạch máu, làm tan các chất nhầy và mỡ tích tụ lâu ngày và làm vỡ các kết tủa của khoáng chất và hơi nóng lại thấm sâu vào bên trong các cơ quan như thận, gan, phổi và tính âm của gừng hỗ trợ làm tan rã các chất quánh đặc, trầm tích, đồng thời giúp tuần hoàn, làm nở mạch máu nhưng không gây co thắt.
Gạc gừng làm giảm triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên nên nhớ là nó không làm hết nguồn gốc gây bệnh.
Không được áp gạc gừng trong các trường hợp có đặc tính dương (do gạc gừng cung cấp sức dương nóng): không áp lên đầu, viêm xoang thì chỉ đắp lên má, không dùng cho trẻ em và người già, vùng bụng của thai phụ, trong bệnh viêm ruột thừa, viêm phổi dương do ăn quá nhiều thịt, trứng, phô mát. Không đắp khi đang sốt cao (phải làm hạ sốt trước đã) và cuối cùng nên nhớ là không áp gạc gừng lên các bướu ung thư quá 5 phút (nếu đắp lâu quá và lập đi lập lại sẽ làm lớn và lan nhanh các tế bào ung thư, đắp 5 phút thì vô hại và đôi khi cần thiết).
  • Gừng già: 150 gram (gừng non 200 gram)
  • Nước: 2 lít
Cách làm:
Nấu nước cho sôi lên rồi hạ lửa xuống riu riu, xong giã gừng cho vào trong túi vải cô-ton buộc lại và vắt nước cốt gừng vào nồi nước (xong lấy túi vải bọc xác gừng lại cho vào nồi nước gừng luôn), giữ cho lửa không tắt mà cũng không cao quá. Nếu nước sôi bùng thì tính năng gừng hoàn toàn mất hết.
Cách đắp:
  • Gấp một khăn vải dài làm đôi, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng, nắm giữ hai đầu khăn. Giở khăn lên và vắt bớt nước thừa vào nồi, đừng để còn nước nhiều quá hay vắt ráo.
  • Trải khăn ra đủ rộng để đắp trực tiếp xuống vùng được điều trị. nó phải đủ nóng nhưng chịu đựng được, đừng để phỏng. Xong đắp một khăn khô ở phía trên để giữ nơi nóng.
  • Tùy theo vùng đau nhức mà đắp liên tục không cho da nguội, trung bình cứ 4 phút là phải thay một gạc mới.
  • Đắp cho đến khi da có màu đỏ sậm, mất khoảng 20 phút, còn đối với bệnh suyễn hay sỏi thận thì cần đến 30 phút. Đối với bệnh ung thư phải cẩn thận như nói trên.
  • Nước gừng dùng 2 lần thì bỏ, hoặc lấy nước bỏ hâm lại ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ ngủ rất ngon, chà xát cơ thể bằng nước gừng nóng sẽ làm máu huyết lưu thông tốt.

ĐẮP CAO SỌ (ALBI PLASTER)


Cao sọ giúp thải bỏ những độc tố và làm giảm đau nhức. cao sọ được dùng áp lên khắp cơ thể kể cả lên phần đầu, thường sử dụng cao sọ ngay sau khi áp gạc gừng nóng.
  • Khoai sọ: lượng vừa đủ để trải phủ lên đều khắp vùng nhiễm độc và có độ dày 1.5cm trở lên, dùng khoai có màu trắng tím mà không dùng loại khoai sọ có màu đỏ. Chọn củ giáo tức là củ con đeo trên củ cái, không dùng củ cái.
  • Gừng: vừa đủ để trộn vào cao sọ, tỷ lệ 5% so với cao khoai sọ...
Cách làm:
  1. Gọt bỏ vỏ, đừng gọt dày quá, xong mài khoai cho nhừ mịn (dùng bàn mài hay máy xay cũng được), xong trộn với gừng cho đều làm thành một vền bột dẽo.
  2. Dùng một miếng vải cô-ton trải cao cho đều lên vải dày độ 1.5cm hay hơn và áp thẳng lên vùng nhiễm độc, có thể lót qua da một băng gạc (vải mùng thưa rồi áp lên để lột bỏ cao dễ dàng sau khi áp xong, cuối cùng dùng vải cô-ton cột định vị cao không cho xê dịch).
  3. Thời gian áp cao ít nhất là 4 giờ đồng hồ hoặc để luôn qua đêm.
  4. Đối với những bệnh nghiêm trọng như ung thư, nếu có thể thì áp liên tục gạc gừng 5 phút, cao sọ 4 giờ rồi lại gạc gừng, rồi cao sọ như trên.
  5. Tất cả các bệnh đều áp gạc gừng khoảng 20 phút ngoại trừ bệnh ung thư nhất là ung thư ở vú, ngực thì chỉ đắp gạc gừng có 5 phút rồi áp cao sọ hoặc là chỉ đắp cao sọ không cũng được.
  6. Nếu cao sọ nhão quá có thể thêm bột gạo trộn vào, nếu xay bằng máy thì thêm chút nước lúc xay để không kẹt cháy máy rồi sau đó lại thêm bột gạo vào cho vừa dẻo nếu cần.
  7. Nếu đắp thấy ngứa quá thì: 
  • Lúc trộn cao sọ với gừng cho thêm vào đó nửa chén cơm nguội trộn đều rồi áp lên nơi viêm nhiễm.
  • Lúc mua cao sọ về đem rửa nước, phơi ráo chỗ bóng hanh (âm can) rồi mới gọt vỏ. Sau khi gọt vỏ đem chẻ đôi ra phơi chỗ hanh cho khô. Sau đó đem mài hoặc thêm nước vào đem xay. Xay xong nhão quá thì lại cho bột gạo vào cho vừa.
  • Xoa một lớp dầu mè lên da sau khi áp gạc gừng nóng (hoặc không áp gạc gừng nóng tùy trường hợp như đã nói trên) rồi mới áp cao sọ lên trên và dùng băng cô-ton định vị lại.
  • Thêm chút muối vào cao sọ rồi mới áp lên da.
  1. Nếu khó gỡ ra thì thấm nước lên lớp bột cao cho mềm.
  2. Sau khi gỡ bỏ cao sọ ra lau lại da cho sạch bằng nước ấm, nếu da khó chịu thì thoa 1 lớp dầu mè hoặc dầu mè gừng (tỷ lệ 1/1).
  3. Nếu vùng viêm nhiễm có nước, ví dụ như ở bàng quang, phổi ứ nước, phúc mạc ứ nước thì phải áp cao bột kiều mạch (buckwheat) trước 20 phút cho bớt nước rồi mới áp cao sọ.

CÁCH ÁP BỘT KIỀU MẠCH (BUCKWHEAT):



Lấy bột kiều mạch trộn nước nóng cho dẻo, để 1 miếng vải cotton phủ lên trên bột. Rang nửa kg muối hột nóng, bọc lại để lên trên vải cotton.
  1. Trong trường hợp không có cao sọ: có nhiều nơi không có cao sọ, chúng ta dùng bột cao sọ và bột gừng khô trộn với nước + bột gạo cho dẻo như trên hoặc làm như sau: dùng tất cả những loại rau có màu xanh thẫm như cải xoăn (kale), rau bi na, cải rổ, cải bẹ xanh, cải soon và khoai tây (potato) xay nhừ, thêm nước nếu cần, rồi áp như cao sọ. Nếu không có gừng thì thay bằng tiêu bột. Tuy nhiên lực hút không bằng cao sọ và thời gian áp cũng cần lâu hơn. Tỷ lệ khoai tây bằng 1/3 lượng rau xanh.
Tham khảo thêm 
  • Xem thêm câu hỏi số 27 thông qua video dưới đây:
  • Xem đầy đủ video 33 câu hỏi đáp trên youtube:

=> Câu hỏi 28: Cách đắp gạc trà nóng + muối và trà dầu mè lên mắt?
=> Câu hỏi 29: Trà xích tiểu đậu rang + Phổ tai và trà gạo lứt rang + Trà già bancha trong thực dưỡng rất hay dùng. Tại sao phải ngâm nước lạnh hoặc rửa kỷ trước rồi mới nấu để dùng?
=> Câu hỏi 30: Làm thế nào để biết được đã sử dụng lượng muối thích hợp với cơ thể và nhận biết đã dùng muối quá nhiều?
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng